Uông Phong công khai chuyện tình cảm khi đi ăn cùng gia đình. Ảnh: Sohu.
Tại họp báo diễn ra sáng 28/9, ông Nguyễn Văn Tuấn - Viện trưởng Viện Phát triển giáo dục và văn hoá Việt Nam, Trưởng BTC cuộc thi cho biết, cách đây 10 năm, đàn piano rất xa xỉ, gia đình có điều kiện và tiếp cận văn hoá phương Tây mới có thể sở hữu.
Là người làm trong lĩnh vực nghiên cứu, ông Tuấn mong muốn phổ cập piano bằng cách phát triển mạnh hệ thống đào tạo, tổ chức nhiều sân chơi để giao lưu, liên kết với các đơn vị cung ứng nhằm giảm giá nhập khẩu piano.
"Khi chơi piano phải sử dụng hết các giác quan đến chân, tay, kích thích cân bằng phát triển hai bán cầu não rất tốt cho con. Hiện tại, quan điểm của phụ huynh dần thay đổi, hướng tới phát triển tâm - thể - mỹ cho con em mình. Dù ở thành phố hay ở các tỉnh, môn piano đều phát triển rất tốt", ông Tuấn cho biết.
Ông Tuấn khẳng định Festival Piano Talent 2025mùa 1 nhận được nhiều chia sẻ, đánh giá tốt từ giới chuyên môn trong và ngoài nước. Sau cuộc thi, nhiều thí sinh được tuyển chọn vào các hệ chuyên nghiệp của trường nhạc; giúp khơi gợi nhu cầu mong muốn học piano, qua đó ươm mầm và định hướng con đường chuyên nghiệp cho các thí sinh.
Vì thế, tiếp nối thành công mùa 1, Festival Piano Talent 2025mùa 2 có sự đổi mới - là thêm bảng thi nghệ sĩ dành cho thí sinh đạt ngôi vị cao nhất của mùa trước và thí sinh theo học chuyên nghiệp muốn thể hiện tài năng, có thể thi trực tiếp và trực tuyến. Dự kiến, mùa giải năm 2025 sẽ thu hút 2.000 thí sinh trên khắp cả nước tham gia.
"Sau cuộc thi, không dừng lại ở việc trao huy chương hay giấy chứng nhận mà chúng tôi còn định hướng các em vào hệ chuyên nghiệp, thường xuyên tổ chức các mini concert để các bạn tham gia biểu diễn", ông Tuấn khẳng định.
Dự kiến, vòng chung kết và gala cuộc thi sẽ diễn ra ngày 29 và 30/3/2025 tại Phòng hòa nhạc lớn - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Hội đồng giám khảo cuộc thi bao gồm:
-TS. Đào Trọng Tuyên, Trưởng khoa Piano - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
- NSND Phạm Ngọc Khôi, Trưởng khoa Lý luận - sáng tác - chỉ huy (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) kiêm Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
- Nghệ sĩ Minh Lệ, Trưởng khoa Piano Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội.
- TS. Đặng Ngọc Giang Quân, giảng viên khoa Piano và đào tạo cao học tại Nhạc viện TPHCM.
- TS. Eun Young Joo, giảng viên Piano và đào tạo cao học tại Nhạc viện TPHCM kiêm giảng viên Piano cổ điển tại Đại học Văn Lang.
- Thạc sĩ Trương Ngọc Chiến, Trưởng khoa Piano Học viện Âm nhạc Huế.
- Nghệ sĩ Trần Viết Bảo, giảng viên Piano Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
- Giám khảo khách mời - NSND Trung Hiếu, Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội.
" alt=""/>NSND Trung Hiếu làm giám khảo khách mời Festival Piano Talent 2025Trước khi gặp mẹ chồng tương lai, Hà Trinh được bạn trai cho xem ảnh mẹ. “Mẹ thường mặc vest trong các dịp như lễ tốt nghiệp, sự kiện gia đình. Anh Khoa cũng nói, sau khi ba mất sớm, mẹ là người gồng gánh gia đình nên em tưởng tượng mẹ là một nữ doanh nhân thành đạt, có thể sẽ sắc sảo, khắt khe”.
Nhưng hình ảnh đầu tiên chị nhìn thấy mẹ chồng là khi bà Trang đang tất bật trong bếp, vừa đứng bếp chính vừa chỉ đạo các bếp phụ đảo khoai tây chiên. Chị cho biết, công việc của mẹ chồng là bán khoai tây chiên ở Hà Lan. Mỗi ngày, bà làm và bán tới 300kg khoai.
“Vừa nấu, mẹ vừa đon đả nói chuyện với khách. Ngơi tay, mẹ quay ra làm đồ ăn dặm cho cháu, nấu cơm cho cả gia đình, lau bếp, rửa chén, tiếp em, rồi hỏi chuyện anh Khoa. Chứng kiến mẹ đóng nhiều ‘vai’ cùng một lúc như vậy, em thấy bà rất thú vị” – chị Trinh cho hay.
Trong mắt bà Trang, ấn tượng đầu tiên về con dâu tương lai là “dễ thương”. “Gặp Trinh lần đầu mà cứ như đã quen từ lâu. Trinh cứ nhào vô làm mọi việc dù… làm không có được”.
Lần bà về Việt Nam, chị Trinh cũng ra sức thể hiện để gây ấn tượng với mẹ chồng tương lai. “Trinh chuẩn bị tươm tất lắm, nấu cơm, dọn dẹp, làm hết để tiếp đón mẹ nhưng… được đúng một tuần”, bà Trang hài hước kể.
Giải thích cho điều này, Hà Trinh nói “là do em sống thật thà. Mẹ nói ‘thôi, mai mốt con cứ ngủ thoải mái để mẹ làm cho’. Vậy là em tin, em ngủ thiệt luôn từ đó tới giờ, có khi ngủ tới 11h mới dậy”.
Nàng dâu chia sẻ, mẹ chồng chị là mẫu phụ nữ hy sinh cho gia đình, sẵn sàng làm mọi thứ vì con cháu. Thời điểm về Việt Nam chăm con dâu sinh nở, bà còn mang theo cả cháu nội hơn 1 tuổi đi cùng.
Giai đoạn chị vừa sinh con xong cũng là lúc chị hiểu mẹ và thương mẹ hơn.
“10 ngày sau khi chào đời, con bị viêm phổi, phải nhập viện 2 tuần và nằm tách biệt trong phòng hồi sức. Biến cố khiến các thành viên trong gia đình dễ bộc lộ các ưu khuyết điểm vì lúc đó, ai cũng rối bời và căng thẳng. Ai cũng thiếu ngủ, rất dễ xảy ra mâu thuẫn và đổ lỗi cho nhau. Chỉ có 1 tháng đầu mà hai mẹ con đều bạc trắng tóc”.
Bà Trang kể, khi đó chị Trinh vô cùng mệt mỏi, lo lắng và khóc nhiều. Chính bà đã gợi ý chị nên về nhà nghỉ ngơi để bà túc trực ở bệnh viện. Bà hiểu chị xót và thương con. “Ngay cả mình, con lấy vợ rồi mà mình còn thương, huống chi con dâu mình mới sinh lần đầu”.
Cũng trong suốt 1 tháng ấy, bà là người chăm lo từng bữa cơm, thức uống cho con dâu, là người gội đầu, bắt con dâu đi tất, chăm con dâu từ những thứ nhỏ nhất.
Chị Trinh nói, có mẹ chồng chăm sóc trong thời gian ở cữ, chị thấy như có một người mẹ, một người dì, một người bạn, một y tá ở bên cạnh. “Em không phải lo gì hết. Mẹ là người lo và tìm hiểu hết giùm em”.
Nói về con dâu, bà Trang nhận xét, bà quý và hợp con dâu là do đức tính sống chân thật. Nhưng điều mà bà cho là con dâu nên thay đổi, đó là làm gì cũng nhanh quá khiến không việc gì đạt tiêu chuẩn.
Giải thích cho điều này, chị Trinh thừa nhận làm việc gì chị cũng muốn làm nhanh cho xong để còn làm việc khác. Thậm chí, có lúc chị làm nhiều việc cùng một lúc.
Khi được hỏi có khi nào chị không hài lòng với những gì mẹ chồng góp ý, nữ MC nói rằng đương nhiên có những lúc như vậy. Nhưng cô thường không cãi mẹ, mà sẽ suy nghĩ xem mình sai chỗ nào.
“Kể cả em đúng, em cũng không tranh cãi với mẹ vì em không thể đi tranh thắng bại với người đã hy sinh cho mình quá nhiều. Em không muốn phân biệt rạch ròi ai đúng ai sai, bởi nhỡ đâu đằng sau cái sai của mẹ lại là động cơ tốt”.
Bà Trinh tâm sự, có 1 - 2 lần các con làm bà buồn khi hai vợ chồng giận nhau. “Mỗi lần giận nhau, tôi hỏi nhưng không đứa nào nói. Hai đứa nói tiếng Anh với nhau để mẹ khỏi nghe vì mẹ chỉ biết tiếng Hà Lan”.
Bà nói rằng, bà muốn hai con cố gắng hiểu nhau hơn và hạ cái tôi của mình xuống. “Lúc giận thì đừng nói, nhưng khi hết giận thì phải nói liền, đừng để chuyện nhỏ tích tụ lại thành chuyện lớn”.